Đường phượng bay xứ Huế

Khám phá con đường “Phượng bay”

Những ai đã từng nghe nhạc Trịnh hay tìm hiểu về Cố đô Huế thì chắc hẳn sẽ đều nghe đến con đường “Phượng bay” Đoàn Thị Điểm nức danh. Chỉ nghe đến tên thôi cũng đã cảm thấy được sự thơ mộng toát lên từ con đường này. Cùng thuexemaybaoan tìm hiểu xem còn đường “Phượng bay” Đoàn Thị Điểm có gì đặc biệt mà khiến ai cũng tò mò muốn đến nhé!
Doi-net-ve-con-duong-Phuong-bay-Doan-Thi-Diem-o-Hue

Đôi nét về con đường “Phượng bay” Đoàn Thị Điểm ở Huế

Lịch sử tên gọi của con đường “Phượng bay” Đoàn Thị Điểm ở Huế

Đường “Phượng bay” đã trở thành nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác nên tác phẩm ‘’Mưa hồng’’ làm say lòng bao thế hệ. Trong đó có một đoạn nhạc miêu tả đường ‘’Phượng bay’’ như sau:

“E đi về trời mưa ướt áo, Đường “Phượng bay” mù không lối vào, hàng cây lá xanh gần với nhau… Hàng cây thắp nến lên hai hàng, để nắng đi vào trong mắt em… Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.”

Từ nhạc phẩm này mà giới trẻ ở Huế hay nói với nhau về con đường có tên là đường  “Phượng bay” và cho rằng đó là con đường đẹp nhất, con đường lãng mạn nhất của Huế, cho dù nhiều người chưa rõ địa chỉ chính xác con đường trong bài hát ấy.

Người dân ở Huế nói rằng có hai con đường được gọi là đường “Phượng bay”:

– Một là đoạn từ cầu Trường Tiền đến Bạch Hổ, người cao niên ở Huế vẫn quen gọi là đường “Phượng bay”. Nhà thơ Anh Phan đã minh chứng cho điều này từ năm 1966, qua bài thơ Con đường “Phượng bay”, có đoạn:

“Con đường “Phượng bay” nằm dọc bờ bắc sông Hương,

Từ cầu Trường Tiền lên cầu Bạch Hổ.

Đi trên con đường “Phượng bay” nắng hoa vàng rơi lỗ chỗ…”

– Hai là đường Đoàn Thị Điểm, là đoạn nối dài từ đường Hai Ba Tháng Tám đến đường Tịnh Tâm.

Theo đa số người dân và người lớn tuổi ở Huế, họ cho rằng đường “Phượng bay” chính là đường Đoàn Thị Điểm, đoạn đường nối từ đường 23 tháng 8 đến đường Mai Thúc Loan. Con đường nằm cạnh hoàng thành Huế, nét cổ kính và rêu phong của cố cung tạo cho con đường một vẻ nên thơ hiếm có. Hai hàng cây tỏa bóng mát hai bên khiến cho những người dân Huế hay khách thập phương đến đây đều có một cảm giác yên bình, thanh thản.

 Doi-net-ve-con-duong-Phuong-bay-Doan-Thi-Diem-o-Hue

Đôi nét về con đường “Phượng bay” Đoàn Thị Điểm ở Huế

Theo ông Phan Đình Ngôn, Giám đốc Trung tâm Công viên Cây xanh Huế, người đã theo học tại Trường Hàm Nghi trong khoảng thời gian từ 1965-1969 (xưa là Quốc Tử Giám), thì con đường này trước kia đa số trồng toàn cây muối (còn có tên là cây nhội). Cắt vuông góc với đường Đoàn Thị Điểm là đường Tống Duy Tân trồng toàn cây mù u.

Trước kia chỉ có một ít cây phượng được trồng dọc bờ thành của trường mé đường Đoàn Thị Điểm. Dần dà những cây cũ già hoặc đổ gãy, thay vào đó là những cây phượng được trồng dọc hai bên đường. Đến hiện tại, trên đường Đoàn Thị Điểm vẫn còn đến 126 cây muối, hơn 20 cây phượng đỏ, khoảng 50 cây phượng vàng,… Sắc hoa phượng đỏ, vàng cùng với sắc xanh của lá cây tô điểm nên một góc thiên nhiên xinh đẹp.

Từ khoảng đầu tháng 5 đến cuối tháng 7 là thời điểm hoa phượng đỏ và phượng vàng nở rộ trên các con đường ở Huế và đặc biệt ở con đường “Phượng bay” Đoàn Thị Điểm. Vào lúc này, con đường này như khoác lên tấm áo mới tươi tắn khác hẳn vẻ đẹp tĩnh lặng, quá đỗi bình yên vào ngày thường.

Nếu muốn hòa mình dưới tán cây phượng vĩ, tản bộ dưới những cánh phượng bay lãng mạn thì bạn nên sắp xếp ghé thăm nơi đây vào đầu mùa hoa phượng nở nhé. Hơn nữa, đây cũng là lúc tiết trời cố đô mát mẻ, hoàn toàn phù hợp để di chuyển đến các điểm tham quan tại Huế.

Vi-tri-cua-duong-Phuong-bay-Doan-Thi-Diem-o-Hue

Vị trí của đường “Phượng bay” Đoàn Thị Điểm ở Huế

Xem thêm : Dịch Vụ Cho Thuê xe Máy Huế – Xe mới

Đường Đoàn Thị Điểm nằm trên địa bàn phường Thuận Thành và Thuận Lộc, thuộc khu vực Thành Nội, khởi đầu từ đường Hai Mươi Ba Tháng Tám (trước Tỳ Bà trang của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba), chạy qua ngã tư Đinh Công Tráng, Nhật Lệ đến đường Tịnh Tâm (tiếp giáp bờ thành hồ Tịnh Tâm), dài 1009m.

Đoạn từ đường Tịnh Tâm đến ngã ba Mai Thúc Loan lưu thông hai chiều; đoạn từ ngã ba Mai Thúc Loan đến đường Hai Mươi Ba Tháng Tám lưu thông một chiều.

Doi-net-ve-con-duong-Phuong-bay-Doan-Thi-Diem-o-Hue

Đôi nét về con đường “Phượng bay” Đoàn Thị Điểm ở Huế

Con đường “Phượng bay” Đoàn Thị Điểm chỉ một đoạn ngắn, ít dân cư sinh sống nhưng màu xanh mướt của cây cối rất phù hợp với lối sống nhàn tản, thích đi bộ, tư lự, trầm ngâm của người dân xứ Huế.

Vào mùa hè, những cây phượng đỏ, phượng vàng đua nhau nở nộ, tươi tắn khoe sắc dọc hai bên đường. Những cánh hoa rực rỡ lấn át cả sắc xanh của lá, tạo nên một khung cảnh đẹp nên thơ khiến cho bất kỳ ai cũng phải đắm chìm.

Mùa hoa phượng về gợi nhớ lại những kỷ niệm

Mùa hoa phượng về gợi nhớ lại những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò từ thuở cắp sách đến trường, nhớ những cánh phượng ép trên trang vở trắng tặng nhau. Những cánh hoa phượng rơi lả tả trong gió, sắc vàng đỏ không chỉ trên tán cây cao mà còn lấm tấm dưới mặt đường. Đi bộ dọc theo con đường màu sắc, thả hồn vào không khí mát lành của nơi đây, làm lòng ta lại cảm thấy bình yên đến lạ.

 Ve-dep-cua-con-duong-Phuong-bay-Doan-Thi-Diem

Vẻ đẹp của con đường “Phượng bay” Đoàn Thị Điểm

Vào mùa mưa, con đường càng trở nên huyền bí, hư ảo với những làn mưa giăng kín cả bầu trời. Hết mùa hoa nở chính là mùa của lá xanh, những tán cây san sát nhau lợp xanh cả một vùng trời. Người dân ở đây còn gọi vui nơi đây là con đường “mù không lối vào, hàng cây lá xanh gần với nhau”.

Vào bất kỳ mùa nào thì con đường “Phượng bay” Đoàn Thị Điểm cũng đều thơ mộng đến như vậy. Những hàng cây thẳng tắp được tô điểm bởi sắc màu thiên nhiên càng làm cho không gian nơi đây trở nên lãng mạn. Đường “Phượng Bay” là một trong những con đường đẹp ở Huế, gợi nhiều cảm hứng cho thi ca, âm nhạc, hội hoạ…

Trúc Uyên

Nguồn: Tổng hợp